Chủ nhật, ngày 20 tháng 7 năm 2025
Thanh niên Nguyễn Đình Quang với mô hình nuôi tôm càng xanh

08/08/2024 3:05:00 CH
Xem với cỡ chữ:A-A+

Anh Nguyễn Đình Quang (32 tuổi), ở ấp Kinh 2B, xã Tân An là thanh niên đầu tiên của huyện Tân Hiệp thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh nước ngọt hiệu quả cao. 

Anh Nguyễn Đình Quang có 4 năm là nhân viên công ty chuyên về cung cấp con giống và nuôi tôm càng xanh nước ngọt ở Đồng Nai. Mức lương của anh Quang lúc bấy giờ khá cao, tuy nhiên anh vẫn luôn trăn trở về việc lập nghiệp tại quê nhà.

Anh Nguyễn Đình Quang kiểm tra tình hình phát triển của tôm càng xanh.

Với vốn kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi tôm càng xanh nước ngọt học hỏi, tích lũy được, năm 2022, anh Quang trở về địa phương quyết tâm thực hiện mô hình nuôi tôm. Gia đình không có nhiều ruộng đất canh tác, nên anh tìm mượn mảnh đất của người thân để lập nghiệp. Với  21.000m2 bờ và mặt nước, trong đó diện tích mặt nước 16.000m2, anh Quang bắt đầu nuôi tôm càng xanh. Anh Quang cho biết: “Đặc thù nguồn nước ở xã Tân An là nước ngọt quanh năm, nên tôi đã áp dụng nuôi tôm càng xanh nước ngọt. Với diện tích ao có sẵn trước đây nuôi cá, tôi đã cải tạo đất, phơi đáy, bón vôi, khử trùng để tạo ao nuôi tôm”. 

Giữa năm 2022, anh Quang đầu tư khoảng 300 triệu đồng để cải tạo đất và đầu tư con giống tôm càng xanh đực, vì tôm càng xanh đực thường lớn nhanh hơn tôm cái và đây là loài tôm có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, tôm càng xanh đực cũng có xu hướng hung dữ hơn con cái, thường cắn nhau để giành thức ăn và lãnh thổ. Điều này có thể dẫn đến hao hụt do ăn thịt lẫn nhau, đặc biệt là trong những ngày lột xác. “Tôi áp dụng kỹ thuật bẻ càng tôm càng xanh đực để hạn chế tình trạng ăn thịt lẫn nhau, giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt hơn, tăng kích cỡ và cải thiện màu sắc khi thu hoạch. Việc áp dụng đúng kỹ thuật bẻ càng sẽ giúp nâng cao hiệu quả nuôi tôm càng xanh đực, mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi”, anh Quang nói. 

Chị Đặng Ngọc Quỳnh Như (bên trái) - Phó Bí thư xã Đoàn Tân An thăm hỏi tình hình trồng trọt kết hợp nuôi tôm của anh Nguyễn Đình Quang.

Thời điểm bẻ càng tôm càng xanh đực khoảng khi tôm nuôi được 2 tháng. Vị trí bẻ càng nên ở khớp gần cơ thể để tạo điều kiện cho tôm tự bỏ càng một cách tự nhiên. Sau khi càng tôm được bẻ xong thì tiến hành thả tôm xuống ao tiếp tục nuôi. Anh Quang nói: “Sau khi bẻ càng, tôm càng xanh đực sẽ tập trung nhiều năng lượng vào việc sinh trưởng và phát triển, giúp tôm lớn nhanh hơn”.  

Nhờ có 4 hồ nuôi, nên anh Quang thả tôm xoay vòng được quanh năm và chú ý né mùa thu hoạch tôm càng xanh của vùng Miệt Thứ để tránh dội hàng mất giá. Anh còn dành riêng một ao nuôi cá mè trắng để xay nhỏ làm thức ăn cho tôm. Tôm được cho ăn 2 lần trong ngày gồm cử sáng và chiều, lượng thức ăn tương đương 15kg/lần cho 1 tấn tôm. Ao nuôi cá còn thu hút các khách du lịch xung quanh đến câu cá giải trí, mua cá trong ao. Ngoài ra, để “lấy ngắn nuôi dài”, anh Quang tận dụng mặt đất bờ trồng bắp, rau, cải vừa tạo nguồn thức ăn sẵn có phục vụ gia đình, vừa bán ra thị trường, tạo thêm thu nhập. 

Tôm càng xanh nuôi bình quân khoảng 4-5 tháng sẽ thu hoạch, lúc đó khoảng 20-30 con tôm cân nặng 1kg. Anh Quang ước tính trong năm 2024 sẽ lấy lại vốn đầu tư và cho lãi với khoảng 250 triệu đồng. Chị Đặng Ngọc Quỳnh Như - Phó Bí thư Xã đoàn Tân An cho biết: “Anh Quang là thanh niên đầu tiên và duy nhất ở xã đang thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh nước ngọt. Mô hình bước đầu cho cho hiệu quả tốt với năng suất đạt, giá tôm khá cao so với những mặt hàng nông sản khác. Mô hình nuôi tôm này đang được Xã đoàn giới thiệu cho các đoàn viên, thanh niên tham quan, học hỏi”.

Bài và ảnh: Thu Oanh/NLBKG

Thanh niên Nguyễn Đình Quang với mô hình nuôi tôm càng xanh

08/08/2024 3:05:00 CH
Xem với cỡ chữ:A-A+

Anh Nguyễn Đình Quang (32 tuổi), ở ấp Kinh 2B, xã Tân An là thanh niên đầu tiên của huyện Tân Hiệp thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh nước ngọt hiệu quả cao. 

Anh Nguyễn Đình Quang có 4 năm là nhân viên công ty chuyên về cung cấp con giống và nuôi tôm càng xanh nước ngọt ở Đồng Nai. Mức lương của anh Quang lúc bấy giờ khá cao, tuy nhiên anh vẫn luôn trăn trở về việc lập nghiệp tại quê nhà.

Anh Nguyễn Đình Quang kiểm tra tình hình phát triển của tôm càng xanh.

Với vốn kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi tôm càng xanh nước ngọt học hỏi, tích lũy được, năm 2022, anh Quang trở về địa phương quyết tâm thực hiện mô hình nuôi tôm. Gia đình không có nhiều ruộng đất canh tác, nên anh tìm mượn mảnh đất của người thân để lập nghiệp. Với  21.000m2 bờ và mặt nước, trong đó diện tích mặt nước 16.000m2, anh Quang bắt đầu nuôi tôm càng xanh. Anh Quang cho biết: “Đặc thù nguồn nước ở xã Tân An là nước ngọt quanh năm, nên tôi đã áp dụng nuôi tôm càng xanh nước ngọt. Với diện tích ao có sẵn trước đây nuôi cá, tôi đã cải tạo đất, phơi đáy, bón vôi, khử trùng để tạo ao nuôi tôm”. 

Giữa năm 2022, anh Quang đầu tư khoảng 300 triệu đồng để cải tạo đất và đầu tư con giống tôm càng xanh đực, vì tôm càng xanh đực thường lớn nhanh hơn tôm cái và đây là loài tôm có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, tôm càng xanh đực cũng có xu hướng hung dữ hơn con cái, thường cắn nhau để giành thức ăn và lãnh thổ. Điều này có thể dẫn đến hao hụt do ăn thịt lẫn nhau, đặc biệt là trong những ngày lột xác. “Tôi áp dụng kỹ thuật bẻ càng tôm càng xanh đực để hạn chế tình trạng ăn thịt lẫn nhau, giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt hơn, tăng kích cỡ và cải thiện màu sắc khi thu hoạch. Việc áp dụng đúng kỹ thuật bẻ càng sẽ giúp nâng cao hiệu quả nuôi tôm càng xanh đực, mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi”, anh Quang nói. 

Chị Đặng Ngọc Quỳnh Như (bên trái) - Phó Bí thư xã Đoàn Tân An thăm hỏi tình hình trồng trọt kết hợp nuôi tôm của anh Nguyễn Đình Quang.

Thời điểm bẻ càng tôm càng xanh đực khoảng khi tôm nuôi được 2 tháng. Vị trí bẻ càng nên ở khớp gần cơ thể để tạo điều kiện cho tôm tự bỏ càng một cách tự nhiên. Sau khi càng tôm được bẻ xong thì tiến hành thả tôm xuống ao tiếp tục nuôi. Anh Quang nói: “Sau khi bẻ càng, tôm càng xanh đực sẽ tập trung nhiều năng lượng vào việc sinh trưởng và phát triển, giúp tôm lớn nhanh hơn”.  

Nhờ có 4 hồ nuôi, nên anh Quang thả tôm xoay vòng được quanh năm và chú ý né mùa thu hoạch tôm càng xanh của vùng Miệt Thứ để tránh dội hàng mất giá. Anh còn dành riêng một ao nuôi cá mè trắng để xay nhỏ làm thức ăn cho tôm. Tôm được cho ăn 2 lần trong ngày gồm cử sáng và chiều, lượng thức ăn tương đương 15kg/lần cho 1 tấn tôm. Ao nuôi cá còn thu hút các khách du lịch xung quanh đến câu cá giải trí, mua cá trong ao. Ngoài ra, để “lấy ngắn nuôi dài”, anh Quang tận dụng mặt đất bờ trồng bắp, rau, cải vừa tạo nguồn thức ăn sẵn có phục vụ gia đình, vừa bán ra thị trường, tạo thêm thu nhập. 

Tôm càng xanh nuôi bình quân khoảng 4-5 tháng sẽ thu hoạch, lúc đó khoảng 20-30 con tôm cân nặng 1kg. Anh Quang ước tính trong năm 2024 sẽ lấy lại vốn đầu tư và cho lãi với khoảng 250 triệu đồng. Chị Đặng Ngọc Quỳnh Như - Phó Bí thư Xã đoàn Tân An cho biết: “Anh Quang là thanh niên đầu tiên và duy nhất ở xã đang thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh nước ngọt. Mô hình bước đầu cho cho hiệu quả tốt với năng suất đạt, giá tôm khá cao so với những mặt hàng nông sản khác. Mô hình nuôi tôm này đang được Xã đoàn giới thiệu cho các đoàn viên, thanh niên tham quan, học hỏi”.

Bài và ảnh: Thu Oanh/NLBKG